– Bây giờ sẽ xuất dữ liệu từ trong bảng “menu_ngang” vào web.Trước khi xuất dữ liệu thì cần phải viết 1 đoạn code kết nối cơ sở dữ liệu , nếu không làm điều này thì không lấy được dữ liệu từ cơ sở dữ liệu mysql vào web được (dữ liệu menu ngang cũng không lấy được vào web)

– Trong thư mục “ban_hang” , bạn tạo file “ket_noi.php” với nội dung sau :

<?php
    mysql_connect(“localhost”,”root”,””);
    mysql_select_db(“ban_hang”);
    mysql_query(‘SET NAMES “UTF8″‘);
?>
+ Đây là code php nên cần phải dùng đến ký tự “<?php” và ký tự “?>” , nội dung code php viết ở trong 2 ký tự này

+ Câu lệnh mysql_connect dùng để kết nối host , ở đây do dùng ‘localhost’ nên biến số đầu tiên điền vào là ‘localhost’.Hai biến số kế tiếp là tên và mật khẩu người dùng của cái host đang sử dụng (mình đang dùng ‘localhost’).

+ Do khi viết tài liệu này dùng xampp phiên bản 1.7.4 để khởi tạo localhost nên khi cài đặt mặc đình tên người dùng là ‘root’ , mật khẩu là rỗng nên ở 2 tham số kế tiếp trong câu lệnh mysql_connect bạn điền vào là “root” và “” (để trống).

+ Câu lệnh mysql_select_db dùng để chọn cơ sở dữ liệu , ở đây ta điền vào là “ban_hang” , tức là cơ sở dữ liệu bạn mới tạo.Bạn lưu ý rằng một host (kể cả localhost) thì có thể có nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau , có thể là mỗi cơ sở dữ liệu khác nhau là 1 trang web khác nhau

+ Còn câu lệnh mysql_query(‘SET NAMES “UTF8″‘) là để hiển thị tiếng việt có dấu khi xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu mysql vào web
– Kế tiếp , bạn cần gọi file ‘ket_noi.php’ vào file ‘index.php’.Bởi khi bạn truy cập web thông qua đường link http://localhost/ban_hang/ thì trang web sẽ dùng file ‘index.php’ để chạy nên web sẽ không hiểu được file ‘ket_noi.php’ nếu bạn không gọi file này để sử dụng

– Để gọi file ‘ket_noi.php’ thì bạn dùng câu lệnh include , bạn thêm đoạn code sau vào đầu file ‘index.php’:

<?php
    include(“ket_noi.php”);
?>
– Nếu mà muốn gọi 1 file php khác thì cứ việc sửa đường dẫn file php , có thể hiểu là include(“đường dẫn file php”).Như vậy web đang viết đã kết nối được với localhost và kết nối được với cơ sở dữ liệu có tên là ‘ban_hang’

– Bây giờ tại file ‘index.php’ thì bạn xóa nội dung cũ trong ô menu ngang đi , thay vào là đoạn code sau :

<?php
    include(“chuc_nang/menu_ngang/menu_ngang.php”);
?>
– Như vậy đoạn code trên sẽ gọi file ‘menu_ngang.php’ trong thư mục ‘menu_ngang’ (thư mục ‘menu_ngang’ ở trong thư mục ‘chuc_nang’).Đương nhiên là hiện tại chưa có file ‘menu_ngang.php’ và bạn sẽ tạo ra file này.Trong thư mục ‘ban_hang’ , bạn tạo thư mục ‘chuc_nang’ , rồi bạn tạo thư mục ‘menu_ngang’ trong thư mục ‘chuc_nang’ , sau đó tạo file ‘menu_ngang.php’ trong thư mục ‘menu_ngang’

– Sau khi làm những việc như trên thì nội dung file ‘index.php’ sẽ như sau :

<?php
    include(“ket_noi.php”);
?>
<html>
    <head>
        <meta charset=”UTF-8″>
        <title>Web bán hàng</title>
        <style type=”text/css” >          
            div.menu_ngang a
            {
                color:blue;
                margin-left: 10px;
                margin-right: 10px;
                text-decoration: none;
                font-size:20px;
            }
            div.menu_ngang a:hover
            {
                color:red
            }
        </style>
    </head>
    <body>
        <center>
            <table width=”990px”>
                <tr>
                    <td colspan=”3″><img src=”hinh_anh/banner.JPG” ></td>
                </tr>
                <tr>
                    <td colspan=”3″ height=”50px” >
                        <?php
                            include(“chuc_nang/menu_ngang/menu_ngang.php”);
                        ?>
                    </td>
                </tr>
                <tr>
                    <td width=”170px”>Cột trái</td>
                    <td width=”650px”>Cột giữa</td>
                    <td width=”170px”>Cột phải</td>
                </tr>
                <tr>
                    <td colspan=”3″>Footer</td>
                </tr>
            </table>
        </center>
    </body>
</html>